9 thói quen mà nhiều người coi là đúng, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ khó lường. 

Posted on Tin tức 984 lượt xem

Có những thói quen mà nhiều người coi là đúng, nhưng thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Đây là những thói quen hình thành từ khi con nhỏ của đa phần người Việt Nam, tuy nhiên, không biết rằng chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Để giải quyết vấn đề này, bài viết dưới đây Nextpharma sẽ đi sâu vào 9 thói quen cứ nghĩ là đúng nhưng có thể gây nguy hiểm khó lường.

1.Thổi thức ăn cho trẻ nhỏ

9 thói quen mà nhiều người coi là đúng
Hạn chế dùng chung chén và muỗng với con.

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất non yếu. Vì vậy, thói quen thổi đồ ăn cho bé có thể không an toàn do vi khuẩn có thể truyền vào thức ăn và gây nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, hạn chế việc dùng chung chén và muỗng với con, cũng tránh thổi thức ăn. Nên để thức ăn nguội tự nhiên trước khi cho trẻ ăn.

2. Ngửa đầu ra sau khi chảy máu cam

Nguy cơ chảy máu ngược xuống cuống họng tăng lên khi người ta ngửa đầu ra sau sau khi chảy máu cam. Máu có thể chảy qua lỗ thông khí và gây nguy cơ sặc máu.Tthói quen này có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói khi máu bị nuốt vào dạ dày.

chay mau cam
Không nên ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu cam.

Trong trường hợp chảy máu cam, nên sử dụng ngón tay để bịt mũi, giữ đầu thẳng và cằm song song với sàn nhà để ngăn máu chảy ngược và giảm nguy cơ nôn ói.

3. Đỡ người bị ngất xỉu dậy

Có thể bạn chưa biết rằng nhiều trường hợp ngất xỉu đột ngột phần lớn là do huyết áp giảm mạnh, làm máu không lưu thông đến não. Nếu bạn cố giúp đỡ người bị ngất xỉu dậy, hành động này có thể ngăn cản sự lưu thông máu đến não. Trong tình huống này, bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Đặt đầu của người đó thấp hơn so với ngực của họ.
  • Yêu cầu họ ngồi cúi đầu hoặc nằm xuống.
  • Để người bị ngất xỉu ở vị trí này trong vài phút cho đến khi họ ổn định trước khi dậy.

4. Hút nọc độc khi bị rắn cắn

Hút nọc độc khi bị rắn cắn không phải là biện pháp hữu ích và thậm chí có thể gây hại cho nạn nhân. Việc quan trọng là đặt nạn nhân nằm xuống sao cho vết thương thấp hơn so với tim để ngăn chặn việc lan rộng của nọc độc. Ngay sau đó, hãy gọi cấp cứu hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.

5. Đánh răng ngay sau bữa ăn

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn mới đánh răng. Ngay sau bữa ăn, thức ăn thường chứa nhiều đường, tinh bột và axit, làm yếu và mềm men răng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, có thể gây xói mòn và tổn thương nghiêm trọng cho men răng.

danh rang sau an
Nên chờ ít nhất 30 phút sau ăn rồi mới đánh răng.

6. Cứu người bị hóc dị vật vào đường thở bằng cách vỗ vào lưng khi họ đứng thẳng

Hành động vỗ lưng khi nạn nhân đứng thẳng có thể làm cho dị vật di chuyển sâu hơn. Đối với trường hợp này, cần nghiêng người nạn nhân về phía trước trước khi thực hiện vỗ lưng ở giữa hai bả vai.

7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm

Chườm đá lạnh trực tiếp lên da có thể giảm lưu lượng máu và làm chậm quá trình chữa lành vết thương hoặc gây tê cóng. Để đảm bảo an toàn, nên bọc đá lạnh trong khăn vải và chỉ chườm trong khoảng không quá 10 phút mỗi lần.

8. Thoa bơ, kem đánh răng hoặc chườm đá vào vết bỏng

Thói quen thoa bơ hoặc kem đánh răng lên vết bỏng có thể ghi lại nhiệt độ ở vùng da tổn thương, làm cho vết bỏng trở nên nặng hơn. Chườm đá lên vết bỏng cũng không có tác dụng, do đá có thể làm lạnh da quá mức cần thiết.

Tốt nhất là hãy rửa vết bỏng bằng nước mát trong khoảng 10-20 phút, sau đó bọc nó lại và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ.

9. Dùng chai đựng nước cũ để đựng nước uống

Hóa chất nguy hiểm BPA thường xuất hiện trong các loại chai đựng nước được làm từ nhựa tái chế. Ngoài ra, lượng vi khuẩn từ chai nhựa đã qua sử dụng thường vượt quá ngưỡng an toàn.

Do đó, nên hạn chế thói quen sử dụng chai nhựa tái chế và thay vào đó, chọn mua bình đựng nước chuyên dụng để đảm bảo an toàn và sức khỏe.